Dịch bệnh vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới và đầy bất trắc, nhưng có một điều chắc chắn là một số sản phẩm sẽ tiếp tục đắt hơn năm nay.
1. Nhà ở
Đối với một số người, mua nhà là một trong những thách thức lớn nhất trong đại dịch. Năm 2022 tiếp tục đẩy giá nhà tăng cao. Theo Selma Hepp, nhà kinh tế tại tập đoàn CoreLogic, trụ sở ở bang California (Mỹ), giá nhà trên khắp các thành phố ở Mỹ có thể tăng 2-3 lần.
Mức giá cao có thể giảm nhu cầu mua nhà, đồng nghĩa ít cuộc chiến đấu thầu hơn và giúp một số người mua được nhà dễ hơn. Hơn nữa giá thuê cao nên nhiều người vẫn sẽ cố gắng mua một căn nhà bằng được.
2. Thực phẩm
Năm qua, giá thực phẩm đã leo thang. Không chỉ các mặt hàng chủ lực như trứng, thịt và sữa ngày càng đắt đỏ hơn; mà hãng nước ngọt cũng thông báo tăng giá do vấn đề chuỗi cung ứng và lao động. Ngay cả bánh quy như Oreo hay Ritz cũng vừa thông báo sẽ tăng 7% từ năm sau.
Hãy thử mua buôn số lượng lớn hoặc làm thẻ siêu thị để có thể tiết kiệm phần nào.
3. Quần áo
Áp lực chuỗi cung ứng sẽ đẩy giá bán lẻ quần áo cao hơn trung bình 3,2%, theo một báo cáo trên Business of Fashion. Các giám đốc điều hành thời trang cũng cho biết sẽ tăng giá bán quần áo từ 10% trở lên vào năm 2022.
Để tiết kiệm, trước khi mua bất cứ thứ gì mới, hãy biến quần áo cũ thành tiền. Mua vào các ngày lễ lớn hay trái mùa cũng sẽ tiết kiệm hơn.
4. Ăn ngoài
Hai năm đại dịch, các nhà hàng đã phải chịu tổn thương nặng nề. Sang năm mới, những thách thức về nhân sự, hay chi phí thực phẩm vẫn không ngừng tăng. Nhà hàng sẽ phải tăng lương để giữ chân nhân viên, tốn nhiều tiền hơn cho nguyên liệu và cuối cùng dẫn tăng giá trên thực đơn.
Hãy tìm kiếm các ưu đãi, hoặc làm thẻ thành viên để tiết kiệm chi phí.
5. Ôtô
Những diễn biến tiêu cực của Covid-19 trên toàn cầu khiến giá ôtô liên tiếp lập đỉnh mới. Theo Kelley Blue Book, nhà phân tích thị trường của Cox Automotive báo cáo giá ôtô mới trung bình ở Mỹ vào tháng 9/2021 là 45.031 USD, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử giá giao dịch trung bình vượt mốc 45.000 USD và là tháng thứ sáu liên tiếp giá tăng.
6. Máy tính và thiết bị điện tử
Máy tính, TV và máy chơi điện tử đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu linh kiện đang diễn ra. Đại dịch góp phần đẩy nhu cầu mua sắm thiết bị chơi game tăng cao.
7. Nội thất
Ở nhà nhiều khiến mọi người muốn thay đổi không gian sống. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, giá đồ nội thất có thể tăng hơn 10% trong năm nay do giá cước vận chuyển từ nước ngoài cao hơn.
8. Chăm sóc y tế
Các bệnh viện đang phải đối phó với chi phí vật liệu y tế, thậm chí cả bỉm tã, giấy vệ sinh tăng cao, trong khi không phải lúc nào các công ty bảo hiểm cũng sẵn sàng trả mức giá tăng thêm này. Tại Mỹ, chi phí y tế đã tăng 8,4% so với năm 2020 và sẽ tiếp tục tăng năm 2022, khiến việc chăm sóc sức khỏe vượt quá tầm với của nhiều người.
Các bệnh viện đang phải đối phó với chi phí vật liệu y tế, thậm chí cả bỉm tã, giấy vệ sinh tăng cao, trong khi không phải lúc nào các công ty bảo hiểm cũng sẵn sàng trả mức giá tăng thêm này. Tại Mỹ, chi phí y tế đã tăng 8,4% so với năm 2020 và sẽ tiếp tục tăng năm 2022, khiến việc chăm sóc sức khỏe vượt quá tầm với của nhiều người.